Cáp chống cháy là gì?
Cáp chống cháy (Fire resistant cable): không có nghĩa là cáp không bị cháy hay giúp chống cháy mà có có đặc tính khó cháy, hạn chế cháy lan. Và đặc biệt khi bị cháy vẫn có thể dẫn điện được bình thường trong 1 khoảng thời gian nhất định nào đó theo cấp độ mà tiêu chuẩn quy định.
Cáp chống cháy được sản xuất bằng chất rắn được tôi nhẵn hoặc lõi đồng được bện. Trước đây, vỏ cáp chống cháy làm từ nhựa tổng hợp PVC. Nhưng do khi lớp vỏ bị cháy sẽ tạo khí thải độc hại ra môi trường gây nguy hiểm tới tính mạng nên các nhà sản xuất đã thay đổi cho an toàn hơn. Hiện nay, vỏ của cáp chống cháy được làm từ những chất liệu ít khói và không cho ra khí độc.
Ví dụ:
-
Theo tiêu chuẩn IEC 60331 cáp cần chịu được điêu kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong thời gian ít nhất lên tới 90 phút.
-
Theo tiêu chuẩn CNS 11174: Điều kiện cháy ở nhiệt độ 840 độ C trong 30 phút.
-
Tiêu chuẩn BS 6387 loại A: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 3 giờ.
-
Tiêu chuẩn BS 6387 loại B: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 3 giờ.
-
Tiêu chuẩn BS 6387 loại C: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 3 giờ.
-
Tiêu chuẩn BS 6387 loại W: Chống cháy khi có nước ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút. Sau đó chịu được thêm 15 phút nữa khi có nước phun tác động lên cáp.
-
Tiêu chuẩn BS 6387 loại X: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút.
-
Tiêu chuẩn BS 6387 loại Y: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 15 phút.
-
Tiêu chuẩn BS 6387 loại Z: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 15 phút.
Phân loại cáp chống cháy:
-
Cáp chống cháy có 2 loại thông dụng là FR-CV: Cu/Mica/XLPE/FR-PVC – cáp chống cháy loại thường có vỏ ngoài là FR-PVC và FR-CL.
-
Cu/Mica/XLPE/LSFH – cáp chống cháy ít khói không độc có vỏ ngoài là LSFH
Công dụng của cáp chống cháy:
Cáp chống cháy thường được ứng dụng trong những công trình có tầm cỡ và đòi hỏi tính an toàn cao như: các trung tâm thương mại,chung cư, tòa nhà, khu resort, sân bay… Ở những quốc gia phát triển thì cáp chống cháy được sử dụng nhiều trong hệ thống điện công trình (nhất là trong hệ thống thoát hiểm, hệ thống báo cháy, hệ thống điện chính…).
Cáp chống cháy thường được sử dụng trong các hệ thống như:
-
Hệ thống báo cháy
-
Hệ thống phun nước chữa cháy,
-
Thiết bị dò tìm và thoát khói,
-
Hệ thống đèn báo nguy khẩn cấp và lối báo thoát hiểm
Nên sử dụng cáp điện chống cháy khi nào?
Khi hỏa hoạn xảy ra, các dòng cáp tiêu chuẩn có thể không chịu được nhiệt độ cao, nóng chảy và gây ra hiện tượng đoản mạch. Điều này có thể gây ra những hậu quả tai hại:
-
Mất các hệ thống quan trọng: Hệ thống báo cháy, chiếu sáng khẩn cấp, hệ thống thông tin liên lạc và thiết bị hỗ trợ sự sống có thể bị hỏng, cản trở các nỗ lực sơ tán và ứng phó.
-
Xảy ra hiện tượng cháy lan: Dây cáp điện bị cháy lan có thể làm tình hình trở nên tệ hơn, mở rộng phạm vi cháy, tăng nhiệt lượng và mức độ nghiêm trọng của vụ cháy.
-
Khói độc: Một số vật liệu cấu thành nên dây cáp điện thải ra chất độc có hại khi đốt, gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe con người.
Do đó, trong nhiều trường hợp, cáp chống cháy đóng vai trò thiết yếu trong đó việc duy trì tính toàn vẹn của hệ thống điện. Chúng thường được sử dụng trong:
-
Hệ thống khẩn cấp: Hệ thống báo cháy, chiếu sáng khẩn cấp, hệ thống truyền thanh công cộng và điều khiển thang máy dựa vào các dây cáp này để hoạt động bình thường trong quá trình sơ tán.
-
Cơ sở hạ tầng quan trọng: Bệnh viện, trung tâm dữ liệu, sân bay và trung tâm giao thông đòi hỏi nguồn điện và thông tin liên lạc không bị gián đoạn, khiến cáp chống cháy trở cần thiết hơn bao giờ hết.
-
Môi trường nguy hiểm: Giàn khoan dầu, nhà máy hóa chất và các khu vực có nguy cơ cao khác cần có dây cáp có thể chịu được nhiệt độ cực cao và điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Nguồn: Sưu tầm Internet